Hỗ trợ trực tuyến
PHÒNG KINH DOANH

Yahoo: yahoo

skype: skyper

Hotline: 0979 170411

PHÒNG KINH DOANH

Yahoo: yahoo

skype: skyper

Hotline: 0979 050 412

Sản phẩm mới

Tin Tức

Thông tư 23: Việc siết chặt nhập máy móc cũ đang "giết" doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngày Đăng : 22/08/2016 - 4:55 PM
Bên cạnh mặt tích cực, một số nội dung của Thông tư 23 vừa được Bộ KHCN ban hành có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên thị trường. Nhập dây chuyền sản xuất, nhà đầu tư phải tính đến thực lực nguồn vốn. Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì cấm nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, nên để thị trường tự điều chỉnh hoạt động này. Những bất cập vẫn đang gây không ít khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn.

Điều các doanh nghiệp phàn nàn nhất về Thông tư 23 này vẫn là quy định chỉ được nhập máy móc có tuổi thọ dưới 10 năm. Theo ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐQT Công ty Cơ khí Duy Khanh, có rất ít máy móc cơ khí có tuổi thọ dưới 10 năm trên thị trường (chỉ chiếm khoảng 1%) và do một số công ty phá sản bán ra. Còn lại chủ yếu là các loại máy có tuổi thọ trung bình từ 15 – 30 năm mới được các công ty lớn bán đi để đổi máy mới. Các máy móc này trong những điều kiện nhất định vẫn còn sử dụng tốt vì được sản xuất tại các quốc gia tiên tiến về kỹ thuật chế tạo máy công cụ. 

Ông Tống cho biết, từ năm 2011 đến nay, công ty đã đầu tư gần 50 tỷ đồng để mua sắm các máy công cụ như trung tâm gia công CNC, máy cắt dây CNC, máy bắn tia lửa điện CNC, máy hàn laser... từ các nước có công nghệ phát triển như Đức, Ý, Nhật... Đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển của công ty. Bởi trước đó hầu hết máy móc của Duy Khanh đều được nhập khẩu tại Đài Loan, khó có thể đáp ứng được những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao cho nền sản xuất hiện tại. Sau khi đổi mới, khả năng công nghệ của Duy Khanh hiện nay có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng với nhiều chi tiết máy, khuôn chính xác cao cho các khách hàng tại châu Âu, Nhật... Tuy nhiên, ông Tống thừa nhận, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư vì các loại máy móc này tương đối đắt, thời hạn khấu hao lâu, khả năng khai thác hết công suất của máy là một bài toán khó. Theo ông Tống, phải nghĩ đến tương lai rất xa, doanh nghiệp mới dám đầu tư máy móc công nghệ mới. Bởi doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực tài chính để đối mặt với hiệu quả hoạt động chưa chắc đã tốt trong thời gian đầu

Ông Nguyễn Minh Văn, Giám đốc Công ty thiết bị cơ khí MTC, cho rằng với doanh nghiệp tư nhân, nên để tùy theo tình hình tài chính của họ để có sự lựa chọn sao cho phù hợp.

“Khi tự bỏ tiền ra để mua sắm máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, chẳng ai đi mua những dây chuyền thiết bị không thể sử dụng về để rồi phá sản. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn vài tỉ đồng đã được coi là lớn nhưng với khoản vốn này thì không thể tiếp cận với những loại máy móc mới, nhất là trong lĩnh vực cơ khí. Mà vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng không dễ”, ông Văn nói.

Đại diện một doanh nghiệp chuyên buôn bán máy móc cũ cho biết ở các nước tân tiến khác, họ cũng không có quy định ngặt nghèo như vậy. “Họ chỉ yêu cầu xuất trình được giấy chứng nhận về đảm bảo môi trường và hiệu quả sử dụng, còn lại là tự các doanh nghiệp giao dịch với nhau. 10 năm qua, chúng tôi chỉ có 50 khách hàng có nhu cầu mua máy móc mới, hơn 1.000 khách hàng mua máy cũ, trong đó khách hàng sử dụng máy có tuổi thọ từ 15 – 25 năm chiếm hơn 90%”, vị đại diện này nói.

Một số doanh nghiệp gay gắt rằng Thông tư 23 này chỉ làm lợi cho hàng Trung Quốc vì mua đồ mới thì chỉ đủ tiền mua đồ Trung Quốc. Song ông Đỗ Quốc Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - chủ trì hội nghị - cho rằng điều này không đúng vì Thông tư 23 cũng quy định rõ: Máy móc cũ nhập khẩu phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Môt doanh nghiệp có 10 năm bán các loại máy móc của Nhật chia sẻ: “10 năm qua, chúng tôi chỉ có 50 khách hàng có nhu cầu mua máy móc mới. Còn lại hơn 1.000 khách hàng là mua máy cũ. Trong đó, khách hàng sử dụng máy có tuổi thọ từ 15 – 25 năm chiếm hơn 90%. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới khởi nghiệp, vốn từ 3 – 5 tỷ đã được coi là lớn. Nhưng với số tiền này thì không thể tiếp cận với những loại máy móc mới. Cũng không thể vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, bởi họ yêu cầu công ty phải có thời gian thành lập từ 2 năm trở lên, hoặc chứng minh được tín dụng, hiệu quả tài chính... Có thể nói, Thông tư 23 có thể khiến nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ đam mê khởi nghiệp”.

Đưa ra một ví dụ cụ thể, vị này cho biết, hiện tại, ngoài thị trường đang bán thiết bị dập trực khuỷu mới của Trung Quốc. Thiết bị này dập bằng chân, không có gì để bảo vệ và chắc chắn là không an toàn. Thế nhưng, máy dập trực khuỷu của Nhật Bản, chế tạo từ thập niên 90 lại có 2 chốt an toàn và hệ thộng dập tự động để bảo vệ người lao động. Chưa kể, máy mới của Trung Quốc lại tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn so với máy cũ của Nhật Bản.

“Nếu mua đồ mới, nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn hàng Trung Quốc bởi giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại máy móc cùng thế hệ của Đức, Nhật... Nhưng chẳng lẽ, biết nó thậm chí không tốt bằng các loại máy cũ, chúng tôi vẫn cứ phải cắn răng sử dụng?”.  

Ông Trịnh Xuân Kỳ, Phó tổng giám đốc công ty thang máy Thiên Nam cũng cho biết, mấy năm trước, công ty của ông cũng có mua một số thiết bị mới của Trung Quốc về sử dụng. Thế nhưng chỉ 2, 3 năm sau là số máy móc này bị hư hỏng gần hết. Cuối cùng, doanh nghiệp lại phải nhập khẩu một số thiết bị cũ của Nhật về để làm việc. “Dù là đồ cũ, nhưng các máy móc này tốt hơn Trung Quốc rất nhiều.”

Thời gian qua, Bộ KHCN đã làm việc với nhiều bộ, ngành và doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau để lấy ý kiến đóng góp cho Thông tư 23 nhưng chưa gặp được sự đồng thuận từ phía các doanh nghiệp. Thông tư 23 vẫn chưa có hiệu lực nên Bộ KHCN tiếp tục tiếp thu các ý kiến đề xuất.

Thông tư 23 được ban hành ngày 13-11-2015 gồm 4 chương, 16 điều dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ 1-7-2016. So với các thông tư cùng chủ đề được ban hành trước đó thì Thông tư 23 có nới rộng thêm một số điều khoản, như quy định chỉ được nhập máy móc có tuổi thọ dưới 10 năm thay vì 5 năm như trong Thông tư 20. Theo ông Nam, Thông tư 23 là chủ trương của Chính phủ nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và tránh biến nước ta thành một bãi rác thải công nghệ trên thế giới.

 



Các tin khác

ng ty TNHH TM-DV-XD Trần Nguyễn Huỳnh

Địa chỉ: 18/2A Khu phố Bình Phú, Phường Bình Chuẩn, Thị xã Thuận An,Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0274) 6515 848 - (0274) 6 522 848  Fax: (0274) 6 282 790 -

MST: 3702003670
Email: ngoctrung.sullair@gmail.com
Website: www.maynenkhitnh.com 

HOTLINE : MR TRUNG 0979 170 411

 

 

NG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG TRẦN NGUYỄN HUỲNH

Mã Số Thuế: 3702003670

Đăng kí lần đầu: 22/2/2012

Đăng kí thay đổi lần 2: 6/6/2017

Đại diện: Huỳnh Truyền

 

Giấy phép do DO SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG - PHÒNG ĐĂNG KÍ KINH DOANH CẤP 22/2/2012


Copyright © 2016 ng ty TNHH TM-DV-XD Trần Nguyễn Huỳnh.

Thống kê truy cập

  • Số Người Online Số Người Online : 3
  • Hôm nayHôm nay : 2
  • Tháng nàyTháng này : 6197
  • Tổng Truy CậpTổng Truy Cập :1719476